Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội thảo quản lý phát triển TP.HCM theo mô hình giao thông công cộng nhanh sức chở lớn TOD - Ảnh: THU DUNG
Hội thảo do UBND TP.HCM và Tổng lãnh sự quán Anh tổ chức thu hút lãnh đạo nhiều sở ngành, chuyên gia trong và ngoài nước cùng tham luận, đưa ra đề xuất để triển khai đô thị TOD (TOD tên viết tắt của từTransit Oriented Development là mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) ở TP.HCM theo hướng bền vững.
Rất cần kiến thức, kinh nghiệm từ quốc tếPhát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhận định sau hơn nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao thì Việt Nam và Vương quốc Anh đã đạt được những kết quả về đầu tư, hợp tác hiệu quả... Vương quốc Anh xếp thứ 11 về đầu tư với 291 dự án thể hiện được sự quan tâm hợp tác.
Theo ông Cường, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn và đô thị đông dân nhất cả nước với gần 10 triệu dân, mật độ dân số 4.544 người/km². Cho nên, quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị phải đồng bộ, gắn kết.
TP.HCM sẽ vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển đô thị TOD bền vững đi đôi nâng chất lượng sống người dân. Hình ảnh tàu metro số 1 chạy trên cao - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đường sắt đô thị phải trở thành xương sống của mạng lưới vận tải hành khách công cộng, thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
"Dự kiến đến năm 2035 TP.HCM xây dựng hoàn thành tổng cộng khoảng 355km đường sắt đô thị. Dự thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, TP.HCM quy hoạch nhiều vị trí phát triển TOD", ông Cường chia sẻ.
TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD dọc tuyến metro và vành đai 3 trong tương lai gần, có 9 vị trí sẽ được thành phố thực hiện ngay trong năm 2024-2025.
Cũng theo ông Cường, đô thị TOD được kỳ vọng giảm ùn tắc,hentai không che giảm ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn, 2b sex cung cấp một hệ thống giao thông công cộng dễ tiếp cận, nhanh chóng, an toàn, hiện đại và đáng tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, bền vững của TP.HCM.
Để làm được điều này, TP.HCM chú trọng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các đô thị đi trước như thủ đô London của Vương quốc Anh, các nước khác trên thế giới. TP.HCM cũng cần sự hỗ trợ về tri thức, công nghệ và nguồn vốn đầu tư của bạn bè quốc tế để phát triển TOD, ngay từ giai đoạn chuyển đổi từ xây dựng đường sắt đô thị thuần túy sang mô hình TOD đến giai đoạn xây dựng nền tảng pháp lý, kịch bản tài chính, thu hút nhà đầu tư chiến lược và chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành và bảo trì hệ thống giao thông công cộng hiện đại.
Có thể làm ngay đô thị TOD cho metro số 2Trao đổi với các chuyên gia, TS Nguyễn Anh Tuấn - trưởng Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng TP.HCM thông tin các đơn vị đang khẩn trương vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM.
Trong đó đặt ra vấn đề về giải pháp tổ chức triển khai vận dụng cơ chế, tổ chức nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa...
Hiện TP.HCM yêu cầu địa phương rà soát quy hoạch và xác định quỹ đất, tính toán phân vùng chức năng, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và áp dụng các giải pháp tối ưu hóa không gian khu vực nhà ga để tăng hiệu quả sử dụng đất và tích hợp cao.
Song song đó là tổ chức hệ thống xe buýt kết nối với nhà ga metro, đào tạo nhân lực quản lý đô thị và khai thác hệ thống giao thông đô thị theo mô hình TOD.
Ngoải ra, TP.HCM vận dụng cơ chế đặc thù để được thu và sử dụng 100% đối với các khoản thu trong khu vực TOD để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng...
Tại phần thảo luận, ông Phan Công Bằng - trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thông tin lộ trình phát triển đường sắt đô thị theo nghị quyết 188 và đề án phát triển TOD.
Đến nay, TP.HCM có nhiều cơ chế đặc biệt được mở ra như được chỉ định thầu, tư vấn xây lắp. Ngài ra TOD gắn liền với đường sắt đô thị vận hành linh hoạt, cho phép chỉ định thầu nên tạo nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, rút ngắn thời gian.
Đơn cử tuyến metro số 2 cho phép triển khai trước, đủ điều kiện để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), vì hiện giải phóng mặt bằng đã xong, có thể triển khai ngay.